(1) Một vật thể đang vận động thì vĩnh viễn không đến được đích. Vì sao ? Vì vật thể vận động tới một mục đích, để đi hết chặng đường thì trước hết phải đi hết một nửa chặng đường này. Sau đó, trước khi đi nốt đoạn còn lại thì lại phải đi hết một nửa của một nửa chặng đường còn lại. Như vậy, một nửa lại một nửa, cứ phân chia tới vô cùng. Cho nên, vật thể vận động là vĩnh viễn nằm trên một nửa chặng đường của sự phân cắt bất tận. Do vậy, mà chẳng bao giờ đến đích cả.
(2) A-sin không đuổi kịp rùa. A-sin là người đi như bay trong thần thoại cổ Hi Lạp còn rùa là động vật bò rất chậm chạp. Tại sao A-sin lại không thể đuổi kịp rùa đây ? Bởi vì, người đuổi theo cần phải có một thời gian nhất định. Khi A-sin chạy tới điểm xuất phát của rùa thì rùa đa bò lên trước một đoạn rồi. Và khi anh ta đuổi tới điểm xuất phát mới của rùa thì rùa lại đã bò thêm một đoạn nữa. Cứ loại suy như vậy cho đến vô cùng vô tận. Giả thiết A-sin và rùa cách nhau 10 trượng và tốc độ chạy của A-sin gấp 10 lần rùa thì khi anh ta chạy hết 10 trượng, con rùa lúc này đã bò được 1 thước. Cứ vậy mà tiếp tục, bởi vậy mà A-sin không bao giờ đuổi kịp con rùa cả.
(3) Mũi tên bay đứng yên. Tại sao mũi tên bắn ra lại bất động ? Bởi vì sự vật nào trong một khoảnh khắc cũng chỉ chiếm một không gian bằng với bản thân nó, mũi tên bay cũng vậy, cái tên mỗi khoảnh khắc chỉ có thể chiếm một điểm của không gian, không thể đồng thời lại ở một điểm khác nữa. Trong khi đó, mỗi một điểm lại đứng yên, tập hợp của nhiều điểm vẫn là đứng yên, tức là nói tổng hòa của đứng yên là không thể trở thành vận động. Bởi vậy, cái tên bay trên thực tế là không động. Nếu cái tên đang động, vậy tức là vị trí của vật thể vận động đòi hỏi phải lớn hơn bản thân vật thể. Thế nhưng, cái tên không thể đồng thời có hai độ dài, tức là không thể đã ở đây lại không ở đây.
(Sưu tầm)