Tề Cảnh Công tính ham chơi, thường trèo cây bắt chim. Án Tử định phê bình nhà vua để sửa bỏ thói xấu này. Một hôm, Tề Cảnh Công đi bắt chim, thấy chim non, thế là bỏ lại vào tổ. Án Tử hỏi : "Bệ hạ, ngài làm gì mà mồ hôi mồ kê vậy ?"
Cảnh Công nói : "Ta đang bắt chim non, thế nhưng chỉ toàn là con quá bé quá yếu, ta lại bỏ trở lại".
Án Tử ca ngợi : "Hay lắm, ngài đúng là có cái đức của thánh nhân !"
Cảnh Công hỏi : "Điều đó sao nói được ta có cái đức của thánh nhân ?"
Án Tử nói : "Bệ hạ, ngài bỏ chim non trở lại tổ, chứng tỏ ngài biết rõ cái lẽ lớn nhỏ, có một tấm lòng đồng cảm đáng quý. Ngài nhân từ với cả loài cầm thú thì huống chi với trăm dân ?"
Cảnh Công nghe nói vậy, bụng rất vui, sau đó không còn đi bắt chim nữa, và càng quan tâm hơn đến nỗi khổ đau của dân chúng.
Cảnh Công nói : "Ta đang bắt chim non, thế nhưng chỉ toàn là con quá bé quá yếu, ta lại bỏ trở lại".
Án Tử ca ngợi : "Hay lắm, ngài đúng là có cái đức của thánh nhân !"
Cảnh Công hỏi : "Điều đó sao nói được ta có cái đức của thánh nhân ?"
Án Tử nói : "Bệ hạ, ngài bỏ chim non trở lại tổ, chứng tỏ ngài biết rõ cái lẽ lớn nhỏ, có một tấm lòng đồng cảm đáng quý. Ngài nhân từ với cả loài cầm thú thì huống chi với trăm dân ?"
Cảnh Công nghe nói vậy, bụng rất vui, sau đó không còn đi bắt chim nữa, và càng quan tâm hơn đến nỗi khổ đau của dân chúng.
(Sưu tầm)