Hơn 100 năm trước, do phát hiện ra mỏ vàng nên ở bang Ca-li-phóc-ni-a của nước Mỹ dấy lên cơn sốt đào vàng. Tin về nhiều người nhanh chân đã trở thành triệu phú chỉ trong một ngày lan đi khắp nơi, thu hút càng đông người chậm chân lũ lượt kéo tới.
Song song với số người đãi vàng ngày một đông, cạnh tranh ngày càng quyết liệt, ngoài mạch khoáng trở thành đối tượng tranh giành ra, nhu cầu dụng cụ đãi vàng tốt, thích hợp và hàng hóa tiêu dùng hàng ngày cũng trở nên nóng bỏng.
Người Do Thái tỉnh Levis sống ở Đức cũng đến với cuộc cạnh tranh khổng lồ này, cái mà ông đem tới không phải là dụng cụ đãi vàng và số vốn cần thiết, mà là những đồ dùng may mặc đơn giản như cuộn chỉ mà ông vốn kinh doanh và vải bạt mà ông cho rằng có thể cung cấp cho người đào vàng để dựng lều.
Vừa tới nơi thì đồ dùng may mặc liền bị tranh mua hết ngay, điều này làm cho ông biết rằng may vá, vải bạt ở đây sẽ chẳng có ai hỏi tới.
Levis không lao vào cuộc cạnh tranh của những người đãi vàng, mà bình tĩnh quan sát tình hình đang diễn ra trước mắt mình. Levis lẳng lặng chờ đợi, và tin rằng, sẽ có thể xuất hiện cơ hội mà ông cần tìm kiếm.
Cuối cùng cơ hội đó đã đến với Levis.
Một hôm, Levis đang ngồi nghỉ với một người thợ mỏ, vị công nhân mỏ dưới hầm lò này kêu ca: “Ôi! chúng ta cứ đào, đào mãi cả ngày thế này! Ăn cơm, ngủ cũng đều sợ người khác vượt lên đầu mình, quần rách rồi cũng chăng để ý nữa, cái chỗ quỷ tha ma bắt này, quần rách sao mà nhanh thế, một cái quần mới chưa mặc được vài ngày đã đi tong rồi...”
- “Thế à? Nếu có một loại quần chịu được mài mòn...” Levis phụ họa theo nửa chừng liền ngừng lại. Vải bạt chẳng phải chính là loại vải chịu mài mòn tốt nhất ư? Đúng là như thế! Ông liền kéo người thợ mỏ đi theo.
Levis dắt người thợ mỏ vào một tiệm may mà ông quen, nói với thợ cắt may. “Dùng vải bạt của tôi may một cái quần tiện cho việc mặc dưới hầm lò, ông xem có được không?”.
“Tất nhiên là được. Tốt nhất là bụng thấp bó sát người, như vậy vừa tiện làm việc, nhìn lại nhanh nhẹn đẹp mắt”. Người thợ cắt may nói ra ý kiến. “Được, ông nhìn mà làm, nhất định phải chắc chắn”.
Tiền thân của chiếc quần bò đầu tiên - quần bảo hộ lao động đã ra đời như vậy đấy. Do nó đẹp, tiện lợi, bền nên rất được thợ mỏ ưa thích.
Trên cơ sở đó, Levis không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng của quần bảo hộ lao động, dần dần nó biến thành một mốt mới - quần bò, từ vùng mỏ Ca-li-phóc-ni-a lan tới các thành phố, từ nước Mỹ lan ra toàn thế giới. Levis đã trở thành “Vua quần bò” nổi tiếng thế giới.
(Sưu tầm)
Song song với số người đãi vàng ngày một đông, cạnh tranh ngày càng quyết liệt, ngoài mạch khoáng trở thành đối tượng tranh giành ra, nhu cầu dụng cụ đãi vàng tốt, thích hợp và hàng hóa tiêu dùng hàng ngày cũng trở nên nóng bỏng.
Người Do Thái tỉnh Levis sống ở Đức cũng đến với cuộc cạnh tranh khổng lồ này, cái mà ông đem tới không phải là dụng cụ đãi vàng và số vốn cần thiết, mà là những đồ dùng may mặc đơn giản như cuộn chỉ mà ông vốn kinh doanh và vải bạt mà ông cho rằng có thể cung cấp cho người đào vàng để dựng lều.
Vừa tới nơi thì đồ dùng may mặc liền bị tranh mua hết ngay, điều này làm cho ông biết rằng may vá, vải bạt ở đây sẽ chẳng có ai hỏi tới.
Levis không lao vào cuộc cạnh tranh của những người đãi vàng, mà bình tĩnh quan sát tình hình đang diễn ra trước mắt mình. Levis lẳng lặng chờ đợi, và tin rằng, sẽ có thể xuất hiện cơ hội mà ông cần tìm kiếm.
Cuối cùng cơ hội đó đã đến với Levis.
Một hôm, Levis đang ngồi nghỉ với một người thợ mỏ, vị công nhân mỏ dưới hầm lò này kêu ca: “Ôi! chúng ta cứ đào, đào mãi cả ngày thế này! Ăn cơm, ngủ cũng đều sợ người khác vượt lên đầu mình, quần rách rồi cũng chăng để ý nữa, cái chỗ quỷ tha ma bắt này, quần rách sao mà nhanh thế, một cái quần mới chưa mặc được vài ngày đã đi tong rồi...”
- “Thế à? Nếu có một loại quần chịu được mài mòn...” Levis phụ họa theo nửa chừng liền ngừng lại. Vải bạt chẳng phải chính là loại vải chịu mài mòn tốt nhất ư? Đúng là như thế! Ông liền kéo người thợ mỏ đi theo.
Levis dắt người thợ mỏ vào một tiệm may mà ông quen, nói với thợ cắt may. “Dùng vải bạt của tôi may một cái quần tiện cho việc mặc dưới hầm lò, ông xem có được không?”.
“Tất nhiên là được. Tốt nhất là bụng thấp bó sát người, như vậy vừa tiện làm việc, nhìn lại nhanh nhẹn đẹp mắt”. Người thợ cắt may nói ra ý kiến. “Được, ông nhìn mà làm, nhất định phải chắc chắn”.
Tiền thân của chiếc quần bò đầu tiên - quần bảo hộ lao động đã ra đời như vậy đấy. Do nó đẹp, tiện lợi, bền nên rất được thợ mỏ ưa thích.
Trên cơ sở đó, Levis không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng của quần bảo hộ lao động, dần dần nó biến thành một mốt mới - quần bò, từ vùng mỏ Ca-li-phóc-ni-a lan tới các thành phố, từ nước Mỹ lan ra toàn thế giới. Levis đã trở thành “Vua quần bò” nổi tiếng thế giới.
(Sưu tầm)