Thuở xưa có một đạo sĩ chuyên xem số cho mọi người. Nghe nói xem rất hay, bởi thế người đến xem rất đông. Có một hôm có ba chàng học trò lên kinh dự thi. Trước khi trẩy kinh, muốn hỏi xem ai trong số họ thi đỗ. Thế là họ rủ nhau đến nhà đạo sĩ nọ và nói rõ yêu câu, rồi đốt hương khấn vái, chỉ thấy đạo sĩ nọ nhắm nghiền mắt giơ một ngón tay về phía họ mà không nói năng gì. Bọn học trò không hiểu ý, xin đạo sĩ giảng rõ. Đạo sĩ cầm phất trần phẩy, nói rằng : "Đi đi, đến lúc đó sẽ hay, đấy là thiên cơ, không thể nói rõ".
Ba chàng đành lủi thủi ra về.
Bọn học trò đi rồi, đạo đồng liền bước lại hỏi thầy : "Sư phụ, ba người thì rốt cuộc ai đỗ ?"
Đạo sĩ nói : "Đỗ những ai thì đã nói".
"Ngón tay của thầy phải chăng là nói lên chỉ đỗ có một ?"
Đạo sĩ nói : "Đúng".
"Nếu họ đỗ hai thì sao ?"
"Ngón tay này là chỉ một người không đỗ".
"Vậy cả ba đều đỗ thì sao ?"
"Ngón tay này là không trượt một người nào".
"Nếu cả ba đều trượt".
"Thì đến 1 người cũng không đỗ".
Đạo đồng chợt tỉnh ngộ nói :
"Thì té ra đó là thiên cơ
Ba chàng đành lủi thủi ra về.
Bọn học trò đi rồi, đạo đồng liền bước lại hỏi thầy : "Sư phụ, ba người thì rốt cuộc ai đỗ ?"
Đạo sĩ nói : "Đỗ những ai thì đã nói".
"Ngón tay của thầy phải chăng là nói lên chỉ đỗ có một ?"
Đạo sĩ nói : "Đúng".
"Nếu họ đỗ hai thì sao ?"
"Ngón tay này là chỉ một người không đỗ".
"Vậy cả ba đều đỗ thì sao ?"
"Ngón tay này là không trượt một người nào".
"Nếu cả ba đều trượt".
"Thì đến 1 người cũng không đỗ".
Đạo đồng chợt tỉnh ngộ nói :
"Thì té ra đó là thiên cơ
(Sưu tầm)